• 沒有找到結果。

越語河內方言概念

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2021

Share "越語河內方言概念"

Copied!
6
0
0

加載中.... (立即查看全文)

全文

(1)

越語河內

越語河內

越語河內

越語河內方言概念

方言概念

方言概念

方言概念

Về khái niệm “tiếng Hà Nội"

Tiếng Hà Nội trong mối quan hệ giữa các phương ngữ Bắc - Trung -

Nam

Theo cách phân chia truyền thống về địa lý, tiếng Việt được chia thành ba vùng phương ngữ: miền Bắc (khẩu ngữ là tiếng Bắc); miền Trung (khẩu ngữ là tiếng Trung); miền Nam (khẩu ngữ là tiếng Nam). Trong cảm thức ngôn ngữ thường mang nặng dấu ấn thói quen dân gian của người Việt nên người ở mỗi vùng chỉ có khả năng phân biệt tiếng Bắc với tiếng Nam và tiếng Trung (mà ít phân biệt các tiểu phương ngữ trong mỗi vùng). Nhiều người đã quen gọi ngắn gọn tất cả những gì thuộc về “tiếng Bắc” là tiếng Hà Nội (trừ tiếng vùng Nghệ An - Hà Tĩnh) được gọi là “tiếng Nghệ”, gọi tất cả những gì thuộc về “tiếng Nam” là “tiếng Sài Gòn”, những gì thuộc về “tiếng miền Trung” là “tiếng Huế”. Điều này có nghĩa rằng, sự khác biệt giữa tiếng Bắc với tiếng Nam, với tiếng Trung (và với tiếng Nghệ) là khá điển hình: ở giọng, ở ngôn từ và phần nào có

(2)

thể nhận ra ở cả phong cách diễn đạt.

Có thể nhận ra sự khác nhau về tiếng giữa ba miền ở giọng. Thí dụ, người Hà Nội nghe người Sài Gòn nói có cảm giác họ không có sự phân biệt giữa -ac với át (mát - mác; mắc-mắt); giữa -ai với ay (tai - tay; hai -hay); phát âm v thành dz (tức là không phân biệt v với d: vô - dô). Người Hà Nội nghe người Huế nói cũng có cảm giác họ không có sự phân biệt giữa thanh hỏi (?) với thanh ngã ( ): mũ - mủ; cũ - củ. Trong khi đó, người Huế nghe người Hà Nội nói lại có cảm giác người Hà Nội không có sự phân biêt giữa s và x: xôi trong xa xôi với sôi trong nước sôi v.v...

Về mặt từ vựng cũng vậy, có những từ chỉ đặc trưng cho vùng phương ngữ này mà không đặc trưng cho vùng phương ngữ kia. Thí dụ, các từ má, ổng, cổ, ảnh, chỉ, ngoải v.v... là đặc trưng cho tiếng Sài Gòn; miềng, o, rày, rứa v.v... là đặc trưng cho tiếng Huế. Người Hà Nội bấy lâu nay cũng có thể nói mắc (giá mắc), nhí (bồ nhí) v.v... nhưng dường như chúng vẫn chưa ăn nhập lắm với giọng Hà Nội (nếu so sánh các phát ngôn có những từ này bằng giọng Sài Gòn). So sánh tiếp hai câu sau có thể thấy rõ điều này: (1) “Anh nhớ viết thư cho em nghen! - Dạ” và (2)

(3)

“Anh nhớ viết thư cho em nhé - vâng”. Tuy giá trị thông tin như nhau nhưng thử hỏi nếu đổi câu (1) là giọng Hà Nội và (2) là giọng Sài Gòn thì chắc chắn là một sự gượng gạo khó mà chấp nhận.

Người Bắc có thể nhận ra những khác biệt nổi trội làm nên đặc thù cho một số tiểu phương ngữ, rõ nhất là ở giọng. Thí dụ, người Bắc nếu để ý một chút, sẽ phân biệt được tiếng của một số vùng: tiếng Sơn Tây với thanh huyền phát âm cao hơn một bậc và sự xích lại của thanh nặng với thanh huyền; tiếng vùng Hải Phòng, Hải Dương với sự lẫn lộn trong cách phát âm n/l và cách phát âm e như ie; tiếng Thái Bình với cách phát âm với âm r rung mạnh, tr được phát âm uốn lưỡi nhưng hầu như mất r v.v... Theo cách nhìn nhận kiểu “loại trừ” này thì mặc nhiên trước hết, những tiếng nào có những đặc điểm trên sẽ không phải là tiếng Hà Nội. Còn tiếng Hà Nội có đặc trưng gì để “hễ nghe đến là biết ngay” vẫn là một câu hỏi.

Tiếng Hà Nội với tiếng Việt toàn dân

(4)

kiến khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, tiếng Việt bấy lâu nay vẫn lấy cách phát âm miền Bắc và từ vựng của tiếng Việt miền Bắc mà tâm điểm là tiếng Hà Nội làm cơ sở. Điều đáng chú ý là, trong sự cố gắng xây dựng một tiếng Việt chung, người ta muốn đưa các yếu tố tích cực, “trội”, của một số cách phát âm từ các phương ngữ khác vào tiếng Hà Nội (chẳng hạn như, phải phân biệt được cách phát âm tr/ch; s./x; r/d v.v...) Mặc dù vậy, tiếng Việt như một phương ngữ tiêu biểu vẫn chỉ được thể hiện ở cách viết mà chưa thể hiện được ở giọng “chuẩn phát âm”. Điều này thể hiện ở tiếng Việt (trước hết là giọng) của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam với tiếng Việt của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội không có gì khác nhau cả. Từ đây đặt ra một câu hỏi: phải chăng

ở vào những thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, có thể đánh một dấu

ngang bằng cách phát âm của tiếng Việt chung với tiếng Hà Nội?

Tiếng Hà Nội với vấn đề địa lý và cư dân Hà Nội

Theo thời gian - lịch sử, Hà Nội có những thay đổi về địa lý. Như vậy, nếu nhìn từ phương ngữ địa lý sẽ không có một khái niệm tiếng Hà Nội chung chung mà chỉ có một tiếng Hà Nội gắn với địa lý Hà Nội ở từng

(5)

giai đoạn lịch sử. Chẳng hạn như, khi nói tiếng Hà Nội ở thập kỷ cuối của thế kỷ XX là phải gắn với địa lý - hành chính của giai đoạn này.

Cũng theo thời gian, cư dân Hà Nội có bao sự thay đổi, di chuyển tương hỗ Bắc - Trung - Nam. Theo đó, có biết bao người từ các vùng, miền nói các phương ngữ, tiểu phương ngữ khác nhau và cả những người thuộc các dân tộc anh em vừa nói tiếng dân tộc vừa nói tiếng Việt đến cư trú tại Hà Nội. Vậy, người Hà Nội (gắn với tiếng Hà Nội) là cách gọi theo nguyên quán hay theo hộ khẩu, hay theo sự cư trú hiện thời?

Từ những điều kiện địa lý và cư dân tất sẽ dẫn đến một loạt những tiếp xúc - giao thoa, trong đó có giao thoa về ngôn ngữ - văn hóa. Với sự tăng cư dân từ bên ngoài và thay đổi bằng mở rộng địa lý, người Hà Nội (với nghĩa rộng của khái niệm này) luôn ở trong trạng thái giao tiếp xuyên văn hóa: phương ngữ - xuyên văn hóa ở người Kinh và ngôn ngữ - xuyên văn hóa ở người dân tộc. Thí dụ, một người xứ Nghệ sống ở Hà Nội có thể sử dụng chuyển đổi hai hình thức giao tiếp: giao tiếp bằng tiếng Nghệ và sử dụng cách ứng xử giao tiếp văn hóa theo kiểu xứ Nghệ trong gia đình, trong bạn bè đồng hương thân quen, và giao tiếp bằng

(6)

tiếng Hà Nội và cách ứng xử giao tiếp văn hóa theo kiểu Hà Nội với những người trong cơ quan hay người ở lâu năm tại Hà Nội. Và, không ai có thể bảo đảm được rằng, người ấy đã sử dụng ngôn ngữ - văn hóa một cách rạch ròi mà không pha tạp giữa hai trường hợp trên. Đây chính là lý do tạo nên một hệ quả mà thuật ngữ giao tiếp gọi là “giao thoa”, “liên” “xuyên” còn trong dân gian gọi là “pha”. Tiếng Hà Nội nhờ vậy mà phong phú nhưng cũng vì vậy mà xa dần cái gốc của nó.

參考文獻

相關文件

Xin hãy điền chính xác 3 thông tin liên hệ nói trên, chủ sử dụng lao động cần điền số điện thoại bàn hoặc số điện thoại di động theo quy định để cung cấp số điện

Bắt buộc phải điền số điện thoại di động của người nước ngoài, và không được giống với số điện thoại của chủ sử dụng lao động hoặc cơ sở dịch vụ việc làm tư nhân đã

Để giảm thiểu giấy tờ cần kèm theo khi chủ sử dụng lao động xin tuyển dụng lao động, Bộ lao động sẽ căn cứ vào số chứng minh thư và mối quan hệ trên đơn xin và thông

Bắt buộc phải điền số điện thoại di động của người nước ngoài, và không được giống với số điện thoại của chủ sử dụng lao động hoặc cơ sở dịch vụ việc làm tư nhân đã

Để giảm thiểu giấy tờ cần kèm theo khi chủ sử dụng lao động xin tuyển dụng lao động, Bộ lao động sẽ căn cứ vào số chứng minh thư và mối quan hệ trên đơn xin

Để giảm thiểu giấy tờ cần kèm theo khi chủ sử dụng lao động xin tuyển dụng lao động, Bộ lao động sẽ căn cứ vào số chứng minh thư và mối quan hệ trên đơn xin và thông qua

Bản chính giấy chứng nhận đạt yêu cầu của các bệnh viện kiểm tra sức khỏe người nước ngoài mà cơ quan chủ quản y tế trung ương công nhận hoặc đơn vị

Xin hãy điền chính xác 3 thông tin liên hệ nói trên, chủ sử dụng lao động cần điền số điện thoại bàn hoặc số điện thoại di động theo quy định để cung cấp số điện